Việc thi công trần thạch cao có thể nói là khá đơn giản và nhanh chóng, nhưng với trần thạch cao chìm (đặc biệt là các mẫu trần thạch cao giật cấp) thì thường hay gặp phải một số vấn đề trong quá trình thi công trần, những vấn đề này thường gây ảnh hưởng trực tiếp đến vẻ đẹp của các mẫu trần thạch cao cũng như vẻ đẹp của căn phòng. Nội thất TP xin đưa ra 2 vấn đề thường gặp phải trong lĩnh vực thi công trần thạch cao và biện pháp xử lý tối ưu để giúp cho công trình trở nên hoàn hảo nhất.
1. Xử lý nỗi nứt tại các mối nối.
Hiện tượng này thường xảy ra bởi một trong ba nguyên nhân:Một là khi các công trình thi công không đảm bảo đúng tiêu chuẩn của việc lắp đặt các tấm thạch cao. Hai là do sự thay đổi thời tiết như nóng lạnh bất thường hay việc chuyển giao nhiệt độ, độ ẩm theo mùa. Ba là do ảnh hưởng của sự rung lắc của hệ thống khung treo trần thạch cao (điển hình khi thi công trần thạch cao dưới mái nhà bằng tôn) Các vị trí thường xảy ra hiện tượng này thường là khu vực tiếp giáp giữa trần thạch cao với các bức tường hay các kết cấu khác không phải là sản phẩm làm từ thạch cao.
Để sử lý hiện tượng này cần phải sử dụng đúng chủng loại sản phẩm đã được thiết kế riêng để che phủ mối nối tấm thạch cao, bao gồm: băng giấy, bột xử lý mối nối chuyên dụng. Việc cuối cùng là chờ cho lớp bột thứ nhất khô đi và phủ tiếp một lớp bột nữa rộng chừng 80 mm chồng lên lớp bột thứ nhất. Các tấm vuông cạnh thì cần bả đều mặt ngoài nhằm tạo mặt phẳng rồi dùng giấy nhám đánh nhẵn và lăn sơn hoàn thiện là xong nhưng tấm vạt cạnh thì chỉ cần dùng giấy nhám làm phẳng vị trí của mối nối và đầu vít rồi lăn sơn hoàn thiện luôn.
2. Mặt phẳng không đều tại các mối nối
Đây là một trong những vấn đề thường rât hay gặp phải khi đội ngũ thợ thi công thạch cao chưa vững tay nghề. Thông thường sau khi lắp đặt hệ thống khung trần thạch cao thì các thợ sẽ sử dụng băng giấy và một sử lý mối nối để giúp cho các tấm thạch cao liên kết chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên do sử dụng băng giấy và bột sẽ kiến cho khu vực này thường sẽ cộm lên khoảng 1mm đến 2mm và khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nhưng tại những vị trí đủ ánh sáng và dễ để ý như cửa sổ, cửa ra vào, vách kính đón ánh sáng chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy các vị trí này nổi lên. Trong các phòng quan trọng đặt biệt là khi thiết kế trần thạch cao phòng khách thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ của ngôi nhà cũng như ảnh hưởng đến suy nghĩ của khách hàng đến ngôi nhà của bạn nên càn phải lưu kỹ hơn khi thi công tại khu vực này
Để khắc phục tình trạng trần thạch cao gợn song chỉ cần trét một lớp mỏng bột xử lý mối nối vào giữa hai mối nối, rộng khoảng 50-60mm. Sau đó dán băng giấy lên bên trên lớp bột vừa trét. Tiếp đến thì dùng bay ép và miết nhẹ, từ từ để lớp bột bên dưới băng giấy tràn đều ra hai bên băng giấy. Còn tại các đầu vít thì trét bằng bột xử lí mối nối chuyên dụng. Phủ tiếp một lớp bột nữa lên bên trên băng giấy một lớp bột rộng chừng 60mm, sao cho nó có thể che bề mặt băng giấy là được.
Đây là hai trong số những lỗi thường gặp trong quá trình lắp đặt thi công trần thạch cao. Chính vì lẽ đó nên các đơn vị thi công cũng như chủ nhà cần phải lưu ý để giúp các công trình của gia đình bạn luôn có một độ bền và vẻ đẹp hoàn mỹ. nhất là đối với hê thống trần chìm, hay trần giật cấp là loại trần đã tạo ra rất nhiều những mẫu trần thạch cao đẹp và được sử dụng rộng rãi, phổ biến hiện nay.
Theo: Triều Phạm | Nội Thất TP (ST)