Từ xưa đến nay, tỏi vẫn luôn được biết đến là dược liệu quý từ thiên nhiên. Tỏi ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của tế bào ung thư. Tỏi cũng phòng bệnh tim mạch và huyết áp. Tuy nhiên, tỏi lại có mùi không mấy dễ chịu và thường khó ăn. Giải quyết mọi nhược điểm mà tỏi tươi để lại, tỏi đen qua quá trình lên men vẫn đảm bảo dược tính vốn có.
Củ tỏi đen sau khi lên men có khả năng chống oxy hóa mạnh. Nhờ vậy mà tỏi đen dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng vẫn được ưa chuộng. Tỏi đen là gì? Ăn tỏi đen có tác dụng gì? Đó là mối quan tâm của không ít người. Cùng bài viết dưới đây giải đáp thắc mắc từ A đến Z về loại tỏi lên men này nhé!
Tỏi đen là gì?
Tỏi đen chính là tỏi tươi được lên men chậm tự nhiên. Để làm ra tỏi đen, nhiệt độ và độ ẩm phải được quản lý chặt chẽ bằng máy làm tỏi đen. Trải qua quá trình lên men sau 45 đến 60 ngày, tỏi đen thành phẩm chứa các hoạt chất có lợi gấp nhiều lần so với tỏi tươi. Cụ thể: hàm lượng dường cao gấp 13 lần, fructose cao gấp 52 lần. Hoạt chất SAC tăng lên 6 lần. Ngoài ra, hợp chất chống ung thư SOD tăng thêm 10 lần. Không những vậy, có tới 18 loại axit amin được hình thành sau khi tỏi được lên men.
Dược liệu tỏi đen sau khi lên men có mùi vị khác biệt so với tỏi tươi thông thường. Tỏi có màu đen, nhánh tỏi mềm và dẻo. Tỏi ăn có vị ngọt và mùi thơm dễ chịu; không còn vị cay nồng và mùi khó chịu. Tỏi đen thường được để lên men nguyên củ.
Công dụng chữa bệnh của dược liệu tỏi đen
Ngay từ khi mới được phát hiện, tỏi đen đã chứng minh được dược tính tăng gấp bội sau quá trình lên men. Vì thế mà công dụng của tỏi đen đối với sức khỏe còn vượt xa tỏi tươi thông thường. Vậy tỏi đen có tác dụng gì? Ăn tỏi đen trị bệnh gì?
Màu đen thui của tỏi đen trông như bị cháy khiến nhiều người nghi ngại. Thực tế, hương vị tỏi đen thơm ngon và có tác dụng trị bệnh hiệu quả trong các trường hợp sau:
Ngăn ngừa bệnh lý về tim mạch
Tỏi đen là người bạn vàng của tim mạch. Thành phần allicin là chất chống oxy hóa và cân bằng huyết áp tuyệt vời. Tỏi đen có khả năng loại trừ các gốc tự do có trong huyết tương, giảm tình trạng xơ cứng động mạch. Chính vì thế, các bài thuốc từ tỏi đen giúp ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch.
Một nghiên cứu của Đại học Akita Nhật Bản đã công bố kết quả: người có tiền sử cao huyết áp ăn tỏi đen đều đặn trong 14 ngày làm giảm các chỉ số huyết áp tới 35%.
Lợi tiểu
Nguồn kali dồi dào mà tỏi đen cung cấp rất tốt cho cơ thể. Bởi vậy mà không quá ngạc nhiên khi những người bí tiểu, tiểu đêm, tiểu rắt ăn tỏi đen sẽ giảm đáng kể các triệu chứng khó chịu.
Tăng cường sản sinh collagen cho da
Tỏi đen bổ sung các hợp chất lưu huỳnh cần thiết cho cơ thể. Các hợp chất này đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo và sản sinh thêm collagen cho da. Với những người gặp vấn đề về da: viêm da, mụn da, vảy nến,… nên ăn tỏi đen để điều trị an toàn.
Tăng cường hệ miễn dịch
Dược tính tỏi đen có tính oxy hóa cao giúp cơ thể chống lại các tổn hại do các gốc tự do gây ra. Hệ miễn dịch của cơ thể được củng cố và tăng cường. Cơ thể chống chọi tốt với vi khuẩn, vi rút và làm chậm quá trình lão hóa. Đó chính là lý do nếu bạn bị ốm, cảm cúm thì ăn tỏi đen sẽ giúp bạn mau khỏe.
Bảo vệ gan
Các nhà khoa học tại Hàn Quốc đã chứng minh tác dụng ức chế khả năng men gan tăng cao. Đặc biệt với bệnh nhân mắc gan nhiễm mỡ và các bệnh lý khác ăn tỏi đen bệnh đều thuyên giảm.
Điều trị bệnh hô hấp
Củ tỏi đen còn được ví là thần dược điều trị hen, ho, viêm phế quản; viêm họng và nhiều chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Phòng chống bệnh ung thư
Các hợp chất quý có chứa trong tỏi đen có dược tính tốt trong việc loại bỏ gốc tự do hình thành tế bào ung thư. Người ta còn phát hiện dịch chiết xuất từ tỏi đen còn kháng lại tế bào u. Giúp kiểm soát các tế bào ung thư không phân bào và di căn sang bộ phận khác.
Ngoài các công dụng trên, tỏi đen còn chữa bệnh táo bón, bệnh tiểu đường, bồi bổ cơ thể cho người già…
Đối tượng nào không nên dùng tỏi đen?
Mỗi ngày ăn vài tép tỏi đen vừa cung cấp dưỡng chất cần thiết vừa ngăn ngừa bệnh tật. Tuy nhiên, sau khi bóc vỏ chúng ta nên ăn tỏi luôn. Bởi tỏi đen để lâu ngoài không khí có thể làm mất đi những tinh chất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, người dùng cũng cần chú ý không dùng tỏi đen nếu rơi vào những trường hợp sau:
- Phụ nữ mang thai, nóng sốt không nên dùng tỏi nhiều.
- Người dị ứng với tỏi ăn tỏi đen có thể gây tụt huyết áp.
- Người dùng thuốc chống đông máu.
- Người bị tiêu chảy.
- Người bệnh huyết áp thấp.
- Người mắc các bệnh liên quan đến mắt.
- Người mắc các bệnh liên quan đến thận.
- Người bệnh đau dạ dày.
Loại tỏi đen mang lại nhiều công dụng quý cho sức khỏe. Ăn tỏi đen đúng cách sẽ bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình mỗi ngày!