HDR là tính năng vượt trội được nhiều người ưa thích chụp ảnh quan tâm. Đặc biệt là khi chọn mua các sản phẩm smartphone và máy ảnh, người dùng thường quan tâm đến tính năng HDR. Vậy HDR là gì? Sử dụng tính năng HDR như thế nào? Xem ngay bài viết để được giải đáp nhé!
Tính năng HDR là gì?
HDR là tên viết tắt của cụm từ tiếng anh Hight Dynamic Range có nghĩa là dải tương phản động rộng. Cụm từ Dynamic Range mang ý nghĩa sự khác biệt cao nhất giữa vùng tối và vùng sáng mà thiết bị chụp ảnh có thể chụp lại.
Trên thực tế, sự chênh lệch giữa vùng sáng và vùng tối mang lại hiệu ứng ảnh khác nhau. Kỹ thuật chụp ảnh HDR cho phép máy ảnh, điện thoại chụp ảnh mở rộng khả năng ghi nhận khoảng chênh lệch sáng tối hiệu quả.
Cơ chế hoạt động của chế độ HDR như thế nào?
Cơ chế hoạt động của HDR là chụp nhiều ảnh liên tiếp với các góc sáng khác nhau. Qua đó, phần mềm sẽ kết hợp các giá trị ảnh thành một tấm ảnh duy nhất. Ưu điểm của chụp ảnh chế độ HDR là giữ vững các chi tiết với các vùng sáng và tối nhất để cho ra bức ảnh hoàn hảo nhất.
Khi HDR chưa ra đời, các nhà nhiếp ảnh phải chụp liên tiếp nhiều tấm ảnh có thời gian phơi sáng khác nhau. Sau đó, các bức ảnh này được sao chép vào máy tính và dùng các ứng dụng chỉnh sửa ảnh hay photoshop để ứng dụng chức năng HDR. Ảnh được kết hợp lại để tạo ra độ sáng tối chi tiết trên khung hình.
Ngày nay, các ông trùm trong ngành công nghệ đã tích hợp công nghệ chụp ảnh HDR vào trong các thiết bị smartphone và máy ảnh. Nhờ vậy mà người dùng tiết kiệm được thời gian, công sức để có được một bức hình ăn ý. Vậy ảnh HDR là gì? Ảnh HDR chính là sản phẩm được chụp từ thiết bị bật tính năng HDR thông minh.
Bạn cần biết khi nào nên chụp ảnh HDR?
Tính năng HDR được tích hợp và các thiết bị smartphone hay các loại máy ảnh giúp bạn chụp ảnh nghệ thuật, đẹp hơn. Vậy ưu điểm khi chụp HDR là gì? Khi nào nên bật chế độ HDR chụp ảnh?
Trong nhiều tình huống cố định, chế độ chụp ảnh HDR mang lại cho bạn tấm hình ưng ý. Dưới đây là một số điểm mạnh mà HDR mang lại:
Chụp phong cảnh khi bị ngược sáng
HDR sẽ giúp bức ảnh trở nên sinh động mà không bị chênh lệch ánh sáng quá gắt. Ví dụ như khi chụp cảnh ngoài trời vào mùa hè.
Chụp trong môi trường có nhiều nguồn sáng phức tạp
Việc chụp ảnh trong bối cảnh có ánh sáng phức tạp làm cho hướng bóng đổ ở nhiều hướng khác biệt. Điều nay gây nhiều khó khăn cho người chụp. HDR trong trường hợp này đóng vai trò cân bằng và giảm thiểu hướng bóng đổ. Nhờ đó mà chủ thể trong bức ảnh trở nên nổi bật.
Chụp sự vật nhưng ánh sáng hậu cảnh quá gắt
Nếu như hậu cảnh quá sáng, bức ảnh chụp sẽ bị chụp sáng. Thêm nữa, chủ thể trong bức hình sẽ bị khuất, mờ và tối. Tính năng HDR có thể làm giảm bớt ánh sáng gắt từ phía hậu cảnh. Đồng thời, tăng ánh sáng chủ thể để tránh làm lu mờ chủ thể trong bức ảnh.
Chụp trong điều kiện ban đêm hoặc thiếu sáng
Khi ánh sáng không đủ làm chủ thể nổi bật, chế độ chụp ảnh HDR tăng thêm độ sáng cho bức ảnh. Các chi tiết đảm bảo rõ nét và không bị che lấp.
Khi nào không nên bật chế độ chụp ảnh HDR?
Không phải bất cứ trường hợp nào, tính năng HDR cũng làm đẹp cho bức ảnh của bạn. Đôi khi, bật HDR làm cho hình ảnh mà bạn chụp xấu và tồi tệ. Vì vậy, bạn cần tránh sử dụng chế độ HDR trong các trường hợp sau đây:
Chụp các chủ thể chuyển động
Cơ chế chụp ảnh HDR là giải pháp lồng ghép các ảnh có độ phơi sáng khác nhau để thu được một ảnh hoàn chỉnh. Nếu máy chụp hình cố định và chủ thể là vật thể tĩnh thì bức ảnh càng sắc nét.
Ngược lại, với các chủ thể chuyển độc, đặc biệt là chuyển động nhanh, mạnh thì ảnh có thể bị rung, nhòe. Vì thế, bạn không nên bật chế độ chụp ảnh HDR khi tác nghiệp với các vật thể chuyển động.
Chụp bối cảnh có quá nhiều màu sắc sặc sỡ
Cũng vì cơ chế chồng ảnh mà màu sắc ban đầu của ảnh sẽ có sự pha trộn. Nếu hậu cảnh có quá nhiều màu sắc rực rỡ thì bức ảnh thu được thường trở lên sặc sỡ, gây rối mặt khi nhìn.
Hạn chế dùng đèn Flash khi chụp ảnh
Bật đèn flash có thể khiến ánh sáng bị dư thừa hơn mức cần thiết. Các chi tiết ảnh chụp nhận đèn flash có thể bị cháy hoặc mất chi tiết. Vì thế, người dùng nên hạn chế chụp Flash.
Làm chủ chế độ HDR trên smartphone
Ngày nay, việc sở hữu một chiếc smartphone có tích hợp chế độ HDR là điều dễ dàng. Các nhà sản xuất cũng rất cố gắng trong việc cải tiết camera ứng dụng HDR. Tuy nhiên, việc cải tiến chủ yếu về phần mềm mà chưa chú trọng phần cứng.
Hạn chế của HDR camera là gì? Thực tế, camera trên smartphone thường có ống kính khá nhỏ. Điều nay gây trở ngại để chụp những bức ảnh góc rộng, sắc nét. Yêu cầu đặt ra là camera phải có chế độ tinh chỉnh để hoàn thiện hơn chế độ HDR.
Hiện nay, sau khi chụp ảnh bằng smartphone có chế độ HDR, người dùng sẽ nhận được 2 tệp hình ảnh. Một tệp là ảnh ở chế độ thường. Tệp còn lại có kí hiệu HDR để người dùng so sánh sự khác biệt và lựa chọn được bức ảnh ưng ý nhất. Chế độ HDR không thể chữa mọi vấn đề về độ sáng tối khi chụp ảnh. Tuy nhiên, chế độ này được xem là trợ thủ đắc lực để tạo ra bức ảnh sinh động. HDR cần được sử dụng vừa phải, tránh lạm dụng.
Qua bài chia sẻ, hy vọng bạn đọc đã có thêm những kiến thức thú vị về HDR là gì? Bật mí cách dùng chế độ HDR chụp ảnh đẹp sẽ giúp bạn trở thành những nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp. Hãy ứng dụng công cụ tuyệt vời HDR để sở hữu những tấm hình hoàn hảo nhất nhé!